Cơ cấu vốn cho doanh nghiệp là một trong những chỉ số tài chính cần thiết mà các doanh nghiệp quan tâm. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cơ cấu vốn là gì? Ý nghĩa của cơ cấu vốn đối với doanh nghiệp. 

Cơ cấu vốn doanh nghiệp 

Cơ cấu vốn là hỗn hợp gồm nợ dàn hạn, cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi, vốn chủ sở hữu tài trợ cho một doanh nghiệp. Các nhà phân tích nghiên cứu tỷ lệ nợ dài hạn đối với nợ ngắn hạn, và số nợ phát sinh khi cơ cấu vốn.Vậy cơ cấu vốn là gì? Cơ cấu vốn là khái niệm dùng để chỉ tỷ trọng các loại vốn hay nguồn vốn của một công ty, công ty cổ phần có vốn cổ phần thông thường, vốn cổ phần ưu đãi, vốn trái khoán hay vốn dài hạn. 

Cơ cấu vốn cho chúng ta biết tỷ trọng của các loại vốn khác nhau trong tổng số vốn sử dụng. Các công ty cần hiểu rõ cơ cấu vốn để quyết định tỷ lệ vốn vay và vốn sở hữu. 

Cơ cấu vốn có ý nghĩa gì với doanh nghiệp?

Quyết định cơ cấu vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp bao gồm:

  • Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. 
  • Cơ cấu vốn còn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay một công ty cổ phần. 

Vai trò của cơ cấu vốn

Một cơ cấu vốn cũng sẽ tối đa hóa giá trị của công ty. Cả nợ và vốn chủ sở hữu thực chất sẽ đều được thể hiện trên bảng cân đối kế toán để nhằm từ đó có thể giúp cho doanh nghiệp nhìn rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn thế nào. 

Nếu công ty sử dụng nhiều nợ vốn hơn vốn chủ sở hữu để nhằm thực hiện việc kinh doanh, sản xuất thì nó sẽ là đòn bẩy, thúc đẩy tái cơ cấu vốn tích cực hơn. Từ đó cũng giúp cho doanh nghiệp quản lý tối ưu nhất giữa nợ vốn và vốn chủ sở hữu giúp cho cơ cấu nguồn vốn tối ưu nhất.  

Quy định của pháp luật về vốn

Theo quy định của luật doanh nghiệp việc thực hiện góp vốn và chứng nhận phần vốn góp như sau:

  • Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn và đủ số vốn đã cam kết
  • Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
  • Thành viên hợp danh không có góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
  • Tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
  • Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  • Vốn điều lệ của công ty;
  • Tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; loại thành viên;
  • Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên;
  • Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
  • Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp;
  • Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.

Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác. Thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.

Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp 

Cơ cấu nguồn vốn sẽ được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau đây: 

Thứ nhất: Hệ số nợ

Hệ số nợ chính là hệ số phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hay là trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu phần trăm được hình thành bằng nguồn nợ phải trả.

Thứ hai: Hệ số vốn chủ sở hữu

Hệ số vốn chủ sở hữu chính là hệ số phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tổng thể là nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Thứ ba: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Trên đây là một số thông tin về dịch vụ cơ cấu vốn cho doanh nghiệp. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về cơ cấu vốn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

BLOOMAX FINANCIAL CONSULTANCY CO. LTD
Giấy ĐKKD số: 0107641013
Địa chỉ giao dịch: Tầng 6, tòa nhà 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 082 979 3366
Website: Bloomax.vn
Email: Tuvantaichinh@bloomax.com.vn

>>> Xem Thêm: Ý nghĩa của việc tái cấu trúc doanh nghiệp 

 

 

 

Nút gọi

Chat zalo